ĐH Tây Đô Cần Thơ - TC Quản Trị Kinh Doanh ( B.A ) 05
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Rắc rối lớn trong những khoản tín dụng nhỏ

Go down

Rắc rối lớn trong những khoản tín dụng nhỏ Empty Rắc rối lớn trong những khoản tín dụng nhỏ

Bài gửi  hoangdaict Sun Dec 12, 2010 8:14 pm


Khi các ngân hàng lớn thi nhau đổ xô vào lĩnh vực tài chính vi mô, liệu lợi nhuận có bị đặt lên trên lợi ích của người vay?
Năm 1998, tổ chức do Llosa điều hành - nay là Mibanco - đã chuyển đổi từ một tổ chức phi lợi nhuận thành một ngân hàng, góp phần minh chứng cho điều mà những thể chế tài chính vi mô khác trên khắp thế giới đều biết, rằng người nghèo là những con nợ tốt, có khả năng trả nợ đúng hạn, và nếu có được những khách hàng như thế, bạn không chỉ có thể giúp giảm bớt đói nghèo, mà còn kiếm được lợi nhuận.
Tuy nhiên hiện nay “sân chơi” của Llosa đã hoàn toàn khác. Sự thành công của Mibanco đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng thương mại mà từ trước đến nay vẫn xa lánh 45% dân số sống dưới mức nghèo khổ của Peru. Giờ đây các ngân hàng lớn đang tìm cách ve vãn khách hàng của Mibanco bằng những khoản vay lãi suất thấp, đồng thời tìm cách lôi kéo nhân viên của Mibanco sang làm việc cho họ - vì họ nhận ra rằng để có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng này, cần có những bí quyết đặc biệt. Llosa nói: “Họ là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm”.
Và Llosa đang có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh bằng những con đường mà anh có lẽ không bao giờ có thể đoán trước được. Năm ngoái, Tập đoàn BBVA đa quốc gia của Tây Ban Nha đã huy động khoảng 300 triệu USD để đầu tư vào hoạt động tài chính vi mô, sau đó đã vươn cả sang bên kia Đại Tây dương để thâu tóm hai hãng tài chính vi mô của Peru. Theo Llosa, bây giờ ai cũng muốn làm như thế. Và không chỉ có ở Peru. Sự thay đổi này diễn ra ở khắp mọi nơi. Bất cứ nơi nào có hoạt động tài chính vi mô thì ở đó đều diễn ra tình trạng này.
Vậy điều gì đang thực sự diễn ra? Nói thẳng ra là: những khoản tín dụng rất nhỏ đang săn đuổi người nghèo. Khi một nghề thủ công nào đó được các nhà hoạt động xã hội chống đói nghèo và các chuyên gia phát triển bênh vực, thì các hoạt động tài chính vi mô bắt đầu trở thành một cuộc cách mạng với số vốn hàng tỉ đôla do các ngân hàng lớn, các hãng cổ phần tư nhân và các quỹ hưu trí đổ vào, và đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế lên đến 30-40% một năm. Các nhà tài phiệt bị thuyết phục rằng lĩnh vực tài chính vi mô sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Sự chuyển đổi từ các tổ chức tài chính vi mô thành những công ty hoạt động chuyên nghiệp hơn - có thể mang đến hàng triệu đôla cho hàng triệu người - dường như sẽ là một bước ngoặt tuyệt vời của các sự kiện. Chẳng hạn như tại ngôi làng bụi bặm Veeravelly ở bang Andhra Pradesh của Ấn Độ, những khoản tín dụng do Hãng tài chính vi mô SKS cung cấp đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp nhỏ, và tiếp theo đó là nhiều tiền được bỏ ra để mua sắm những mặt hàng xa xỉ như tủ lạnh và nhà mái bằng. Nghề thủ công nào càng có khả năng cạnh tranh và phát triển thì đồng nghĩa với việc tỉ lệ lãi suất cho vay càng thấp đi kèm với những dịch vụ mới như tài khoản tiết kiệm, vay thế chấp và bảo hiểm. Ông Braco Erceg - trợ lý giám đốc của Công ty Mikrofin ở Bosnia - một trong những thị trường cho vay nhỏ có sức cạnh tranh lớn nhất trên thế giới nói: “Khách hàng sẽ đến văn phòng của chúng ta và nói: Được thôi, nếu tôi đi đến một tổ chức tài chính vi mô khác, tôi có thể có được những khoản tín dụng dài hạn hơn hoặc được hưởng tỉ lệ lãi suất thấp hơn”.
Tuy nhiên, những hồi chuông báo động cũng đang rung lên. Sự xuất hiện của những người tham gia sân chơi chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận đã làm tăng khả năng các cơ chế tài chính vi mô không những không trợ giúp được cho người nghèo mà còn có thể chấm dứt việc hỗ trợ tài chính cho họ, nhất là ở những nước nơi mà người cho vay không buộc phải công bố công khai tỉ lệ lãi suất. Năm ngoái khi hãng tài chính vi mô Banco Compartamos của Mehico tiến hành cổ phần hoá và người ta đã phát hiện ra rằng những khoản tín dụng của nó có lãi suất thực tế vào khoảng 86% mỗi năm, Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) và một số tổ chức khác đã tỏ ra khinh miệt hãng này vì đã đặt lợi ích của các cổ đông lên trên lợi ích của người nghèo. Theo bà Elizabeth Littlefield - Tổng giám đốc điều hành của CGAP: có một chút rủi ro, đó là xu hướng phát triển ồ ạt các hoạt động tài chính vi mô sẽ đe doạ làm thiên lệch bản chất thực của nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực tài chính vi mô là giúp đỡ người nghèo có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Vào thời điểm mà các chính phủ, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư ngày càng chú ý nhiều hơn đến các quốc gia đang phát triển như hiện nay thì cuộc cách mạng tài chính vi mô sẽ cho thấy rõ những lợi ích và cái giá phải trả của việc kết hợp giữa mục tiêu làm ra lợi nhuận với mục tiêu giảm nghèo.

Trường hợp của các ngân hàng lớn Vikram Akula cho rằng việc kiếm tiền và làm những việc tốt có thể mang lại lợi ích lẫn nhau. Akula hiện đang điều hành tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Ấn Độ - SKS Microfinancer - hãng đi đầu trong xu hướng tiền mới. Năm ngoái, SKS đã bán một phần vốn góp trị giá 11,5 triệu đôla cho hãng cổ phần tư nhân Sequoia Capital trong một thương vụ làm ăn hay ho đầu tiên của nó. Câu chuyện về tỉ lệ lợi nhuận dự kiến khoảng 23% trên vốn cổ phần đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà tư bản tài chính. Năm nay, SKS dự kiến sẽ tiếp cận được với bốn triệu khách hàng tương tự như những người dân ở làng Veeravely hiện đã và đang sử dụng những khoản tín dụng của hãng này vào những dự án như mua trâu hoặc mở xưởng hàn. Akula nói: “Nếu chúng ta không có những thị trường vốn quan tâm đến hoạt động tài chính vi mô thì chúng ta không có cách nào để có được nhiều người vay đến thế”. Chẳng hạn như thoả thuận làm ăn trong đó Citigroup sẽ mua 44 triệu đô la các khoản tín dụng từ SKS được kỳ vọng sẽ giúp cho SKS tiếp cận được với 200.000 người dân trên khắp 7.000 ngôi làng. Trong số những người được hưởng lợi có những người phụ nữ như chị Parajata - một goá phụ sống ở làng Veeravelly. Trước khi có được khoản vay trị giá 50.000 rupee (tương đương với 1.200 USD) giúp chị có thể mở một cửa hàng tạp hoá và bắt đầu kiếm được đủ tiền để định kỳ mua quần áo mới cho những đứa con của chị, chị đã phải lao động nặng nhọc cả ngày và chỉ kiếm vừa đủ tiền để nuôi ăn lũ trẻ. Chị nói: “Đó thật sự là một sự thay đổi lớn đối với cuộc đời tôi”. Tuy nhiên khi dòng tiền tới tấp đổ vào thì Akula lại có nhiều câu chuyện để kể về những xung đột có thể xảy ra. Chẳng hạn như lần một ông chủ tịch ngân hàng hỏi Akula rằng liệu SKS có thể tăng tỉ lệ lãi suất của nó lên không. Akula đã nói là có thể (trong hầu hết các thị trường, hãng này đều có vị trí độc quyền nhất định), song SKS sẽ không làm như thế vì điều đó sẽ rất mạo hiểm. Ông chủ ngân hàng kia đã chế nhạo rằng Akula không hiểu gì về kinh tế học. Akula cũng bật lại ngay rằng ông chủ ngân hàng không hiểu gì về khách hàng - những người sẽ sẵn sàng chống lại SKS nếu như họ cảm thấy mình bị đối xử tệ bạc. Akula nói: “Chúng tôi đang duy trì một cơ sở khách hàng trung thành mà sẽ vẫn giữ mối quan hệ với chúng tôi ngay cả khi họ đã thoát khỏi cảnh đói nghèo”. Akula cho rằng, khi nào các nhà đầu tư có được một tầm nhìn dài hạn thì các nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ tài chính của lĩnh vực tài chính vi mô sẽ hoà quyện lẫn nhau. Ông Gary Hattern - Giám đốc điều hành của Deutsche Bank, ngân hàng hiện đang vận hành bốn quỹ tài chính vi mô, - nói: “Trong lĩnh vực này chúng tôi không cho không tiền, chúng tôi vẫn hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên chúng tôi vẫn luôn để mắt đến những tác động xã hội của hoạt động này.”. Tuy nhiên áp lực có được lợi nhuận thường buộc các hãng tài chính vi mô phải thay đổi các mô hình kinh doanh của họ theo những cách thức đi chệch với những mục đích ban đầu của ngành công nghiệp này. Khi hãng tài chính vi mô lớn nhất của Marocco - Al Amana - chuyển từ cung cấp những khoản tiền tài trợ sang hoạt động tài trợ thương mại, quy mô trung bình các khoản tín dụng của nó đã tăng lên gấp ba lần; còn những khoản tín dụng nhỏ hơn dành cho những người vay tuyệt vọng nhất thì đòi hỏi chi phí cao hơn. Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi tổ chức Women’s World Banking, hậu quả của tình trạng thương mại hoá này là có ít khoản vay hơn dành cho những người phụ nữ vì họ thường dự định chỉ vay những khoản tiền nhỏ hơn. Khi mà ngày càng có nhiều hãng tài chính vi mô tiến hành cổ phần hoá thì những mối lo ngại về khả năng các hãng này đặt lợi ích tài chính của cổ đông lên trên nhu cầu của khách hàng cũng tăng lên. Dòng chảy ào ạt của tiền mới cũng đã bị những người ủng hộ quan điểm tài chính vi mô dài hạn chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào những hãng lớn nhất hoạt động ở những quốc gia mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Theo CGAP, 75% số tiền tài trợ qua biên giới đổ vào khu vực Mỹ Latinh và Đông Âu - những thị trường tài chính vi mô phát triển nhất thế giới và “trong tầm với”. Thực trạng này có thể đồng nghĩa với việc nhiều người dân nghèo nhất thế giới sẽ bị bỏ sót, chủ yếu thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Theo ông Alex Counts - Tổng Giám đốc điều hành Quỹ phi lợi nhuận Grameen chuyên hỗ trợ phát triển các tổ chức tài chính vi mô - thì có lẽ cần phải phát minh lại toàn bộ ngành công nghiệp tài chính vi mô. Tuy nhiên việc phân đoạn ngành công nghiệp này có lẽ cũng không quá tệ nếu như nó tạo điều kiện cho nhiều người nghèo hơn được tiếp cận với nguồn tín dụng. Hãy để các công ty đa quốc gia đảm trách các tổ chức tài chính vi mô hàng đầu và kế tiếp, còn những tổ chức tài chính vi mô nhỏ nhất thì để dành cho các nhóm phát triển và các ngân hàng khu vực. Đó chính là những gì mà Ecobank đang làm ở Châu Phi. Trong nhiều năm, công ty có trụ sở chính tại Togo này đã hoạt động như một ngân hàng cho các nhóm tài chính vi mô, nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Theo thời gian, Ecobank đã phát triển mạnh mẽ nhờ mô hình kinh doanh đó, và năm ngoái công ty này đã khai trương một tổ chức tài chính vi mô riêng của nó ở Nigeria, và sau đó là Ghana. Kế tiếp sẽ là tại Senegal và Cameroon. Trưởng bộ phận tài chính vi mô của Ecobank - ông Rotimi Nihinlola - nói: “Sự phát triển này sẽ làm tăng năng lực của các nhóm tài chính vi mô nhỏ nhất của thị trường Châu Phi và cũng là một cơ hội tốt để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.

Chủ doanh nghiệp hay Người tiêu dùng?
Tuy nhiên việc cung cấp các khoản tín dụng cho người nghèo dù là một công cụ quan trọng, song không phải là một thần dược cho căn bệnh đói nghèo. Hơn nữa những vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, các quy định của luật pháp cũng không hề đơn giản. Theo Ông Clara Akerman - Chủ tịch nhóm tài chính vi mô WWB Colombia - bạn không thể quá lý tưởng hoá những gì mà một mình lĩnh vực tài chính vi mô có thể làm được. Hầu hết các nhóm tài chính vi mô đều bắt đầu hoạt động bằng dịch vụ cho vay đơn giản chỉ vì luật pháp địa phương cấm các tổ chức phi ngân hàng chào mời dịch vụ tài khoản tiền gửi. Khi mọi người được lựa chọn giữa việc tiết kiệm hay là đi vay, thì tiết kiệm vẫn thường được ưa thích hơn.
Với sự lớn mạnh của các chiến lược marketing, các chuyên gia giảm nghèo lo lắng rằng người dân sẽ bị dụ dỗ bằng những khoản vay mà họ không thực muốn. Theo chuyên gia phát triển quốc tế Thomas Dichter, hầu hết những người thật sự nghèo thường không cảm thấy hạnh phúc khi phải mang những khoản nợ; mối nguy hiểm của toàn bộ xu hướng tiền mới này là các tổ chức tín dụng nhỏ sẽ cảm thấy miễn cưỡng khi phải ra ngoài và tìm kiếm thêm nhiều người vay.
Tuy nhiên xu hướng tiền mới cũng đang làm mở rộng quy mô của lĩnh vực tài chính vi mô vượt ra ngoài phạm vi tạo ra những khoản tín dụng nhỏ. Vì phải cạnh tranh để có được khách hàng nên các tổ chức tài chính vi mô đang phát triển hoạt động sang cả những dịch vụ khác. Tại Mêhicô, Citigroup đã kết hợp với Compartamos ký kết được 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, còn ở Ấn Độ, hãng này đã và đang mời chào khách hàng sử dụng dịch vụ tài khoản tiết kiệm và tiếp cận với ATM thông qua sự hợp tác với tổ chức tài chính vi mô BASIX. Ông Bob Annibale - Trưởng nhóm tài chính vi mô của Citigroup nói: “Không phải ai cũng sẽ trở thành một nhà doanh nghiệp, song hầu hết chúng ta đều phải tiết kiệm vì những lý do nào đó”. Các hãng tài chính vi mô trên khắp thế giới hiện đang chạy đua để tung ra thị trường dịch vụ cho vay nhỏ thế chấp bằng bất động sản đầu tiên. Theo bà Mariá Otero - Tổng giám đốc của hãng cho vay nhỏ ACCION International, việc chúng ta đang thảo luận về việc tạo ra những hệ thống tài chính với đa số khách hàng là từ các nước đang phát triển thực sự là một sự đổi mới hoàn toàn so với những gì đã tồn tại trong hàng thập kỷ nay.
Tuy nhiên, một phần của những hệ thống tài chính đó chính là những khoản cho vay tiêu dùng - nhưng đây lại chính là điểm còn vướng mắc đối với những người theo chủ nghĩa thuần tuý tài chính vi mô. Việc mua chịu ti vi hay lò vi sóng vốn chẳng có vấn đề gì, nhưng vì việc cho người nghèo vay đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chính, nên tại một số thị trường - chẳng hạn như Mêhicô - đã tràn ngập những khoản tín dụng chỉ có mỗi một chức năng là cung cấp vốn cho những chủ doanh nghiệp khao khát vốn - vì thế thực chất chỉ làm gia tăng gánh nặng nợ của các hộ gia đình mà thôi. Điều này thật đáng lo ngại vì hầu hết các quốc gia đang phát triển không có được một hệ thống pháp luật đủ mạnh để bảo vệ cho người tiêu dùng. Ông Damian von Stauffenberg - Giám đốc của tổ chức chuyên đánh giá các hãng tài chính vi mô MicroRate - nói: “Mọi người đều nhận thấy rằng các hãng này có thể kiếm được tiền. Trước đây, không ai muốn làm giàu nhanh chóng lại nhảy vào lĩnh vực tài chính vi mô. Song đột nhiên họ lại có thể cung cấp những khoản vay với lãi suất cao dưới vỏ bọc là những khoản tài chính vi mô”.
Quay trở lại Peru, Mibanco hiện cũng đang chào mời những khoản tín dụng tiêu dùng. Điều này gần như chắc chắn phải xảy ra. Llosa nói: “Hoạt động kinh doanh chính của chúng tôi là hướng tới các công ty nhỏ, song người dân cũng muốn mua ti vi hay tủ lạnh, và vì thế chúng tôi cần phải có khả năng cung cấp tín dụng cho nhu cầu đó. Nếu chúng tôi không thể thì khách hàng sẽ bỏ chúng tôi và đến với một tổ chức khác.”
Đó chỉ là một phần nhỏ trong những thay đổi mà Mibanco đang tiến hành để đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Năm 2004, Mibanco mới có 30 chi nhánh thì đến nay đã là 81 chi nhánh do hãng này đã vươn tới những vùng xa như vùng biển, vùng núi, cố gắng ngăn cản sự tiếp cận của các ngân hàng thương mại đến những thị trường tiềm năng này. Mibanco cũng đã bắt đầu tung ra dịch vụ tiết kiệm và đã đi tới những nơi như làng Wachovia thuộc vùng phía Bắc Carolina để tài trợ cho những dự án tăng trưởng kinh tế - giúp cho Mibanco cứ mỗi tháng lại có được hơn 5000 khách hàng mới. Tất cả những điều đó có vẻ như cũng mang lại lợi ích cho những người vay.
Tuy nhiên có những thay đổi khác trong những hoạt động của Mibanco mà không phải dễ để có thể xác định rõ được. Để có thể tăng trưởng nhanh và giữ vững thị phần, Mibanco hiện đang đưa ra những ưu đãi khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu thêm bạn bè của họ đến với hãng này. Nếu nhìn dưới phương diện của những người đã từng tham gia các câu lạc bộ, chẳng hạn như câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, thì điều này thật chẳng có gì là xảo quyệt, nhưng nó đã làm gia tăng mối quan ngại về khả năng có lẽ các hãng cho vay đã bắt đầu chi phối nhu cầu của thị trường. Hiện Mibanco cũng đang dự tính sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Llosa cho biết: “Chúng tôi dự tính như vậy với hai mục tiêu. Một trong số đó là để có được sự tác động đối với xã hội, nhưng mặt khác chúng tôi cũng mong đợi chúng có thể sinh lời. Nếu chúng tôi quyết định chỉ cần có tác động xã hội không thôi thì chúng tôi sẽ không có đủ những nguồn lực để phát triển”.
Thực tế gần đây cho thấy rằng khi một xu hướng tài chính trở nên phổ biến thì nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Đó có thể là hoặc cũng có thể không phải là trường hợp của các ngân hàng lớn và với lĩnh vực tài chính vi mô. Điều hiển nhiên là mối quan hệ này không thể một sớm một chiều tách ra được.




hoangdaict
hoangdaict
Giám Đốc
Giám Đốc

Tổng số bài gửi : 60
Join date : 07/12/2010

http://vickyshop.blog.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết